Chiếu sáng tự động có thể hiểu là công tắc đèn tự động bật/tắt theo thời gian cố định trong ngày ( hẹn giờ bật/tắt ), hoặc tự động bật khi phát hiện chuyển động, cửa mở….kiểm soát độ sáng, nhiệt độ màu của đèn..

7 hình thức điều khiển chiếu sáng trong ngôi nhà thông minh

1. Điều khiển bật/tắt tức thời

Điều khiển bật/tắt tức thời là hình thức điều khiển cơ bản. ứng dụng của nó là bật và tắt các lộ đèn thông qua việc nhấn phím điều khiển trực tiếp trên công tắc thông minh. Hình thức này áp dụng cho mọi khu vực cần được chiếu sáng trong ngôi nhà nhằm đảm bảo người sử dụng có thể điều khiển trực tiếp ánh sáng từng khu vực khi có nhu cầu. Hình thức này hoàn toàn không  “tự động hóa” nhưng nó đảm bảo người dùng kiểm soát được trạng thái điều khiển và ra quyết định khi họ muốn hay nói cách khác là hoạt động như 1 công tắc truyền thống.

2. Điều khiển có đếm thời gian

Dạng điều khiển này thường được áp dụng cho khu vực nhà kho, phòng giặt hay khu vực cầu thang. Nhìn chung là điều khiển cho những khu vực có thời gian sử dụng ngắn hạn và dễ quên tắt đèn khi sử dụng xong. Ví dụ, khi bạn bật đèn cầu thang đèn sáng và bạn di chuyển lên tầng 2, thời gian di chuyển khoảng 20s. Vậy bạn có thể đặt hệ thống tự đếm 30s sau đó tự động tắt đèn.

3. Điều khiển theo lịch hẹn trước

Dạng điều khiển này thường được áp dụng khi bạn muốn cố định thời gian bật/tắt các line đèn theo thời gian cố định trong ngày hoặc trong tuần. Ví dụ: bạn muốn hen giờ line đèn ngoài hiên nhà hoặc đèn ban công sẽ tự động sáng vào lúc 18h tối và tự động tắt vào lúc 22h mỗi ngày, hoặc chỉ sáng theo theo thời gian trên thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 và chủ nhật sẽ không tự động

4. Tự động bật/tắt theo cảm biến

Tính năng này là một dạng của chế độ tự động hóa. Nghĩa là việc bật/tắt đèn của một hoặc nhiều khu vực dựa trên sự kiện đầu vào, được phát hiện bởi cảm biến ( cảm biến chuyển động, cảm biến cửa, cảm biến gas, cảm biến khói…). Cảm biến phát hiện sự kiện xảy ra và gửi tín hiệu vào hệ thống để quyết định việc bật hay tắt đèn. Ví dụ, bạn quy định rằng, khu vực cầu thang sẽ bật đèn nếu không đủ ánh sáng tự nhiên và có người đi qua. Điều đó có nghĩa rằng hệ thống sẽ phải kiểm tra cả hai điều kiện “ánh sáng” và “người di chuyển” để đưa ra lệnh bật đèn.

Hoặc đèn nhà vệ sinh sẽ sáng vào ban đêm khi có người di chuyển…hoặc đèn phong bếp sáng vào ban đêm khi bạn di chuyển xuống khu vực bếp…

Dạng thức điều khiển này thường áp dụng tại khu vực cầu thang, khu vực sảnh trước nhà và là một phần của hệ thống an ninh cho ngôi nhà.

 

5. Sáng theo các ngữ cảnh

Ngữ cảnh là sự kết hợp trạng thái của nhiều đèn tại một thời điểm. Chẳng hạn, khi bạn nhấn phím “ĂN TỐI”, đèn bàn ăn sẽ sáng , đèn bếp và các khu vực khác trong nhà đồng thời tắt. Hoặc khi bạn nhấn phím “TIẾP KHÁCH” thì toàn bộ hệ thống đèn phòng khách sẽ sáng, nhấn phím “ĐI NGỦ ” thì toàn bộ đèn sẽ tắt và đèn ngủ tự động bật, nhấn phím ” VẮNG NHÀ ” thì toàn bộ đèn trong nhà sẽ tắt.

Các ví dụ trên cho thấy việc sử dụng chế độ điều khiển “ngữ cảnh” sẽ giúp tiết kiệm thời gian điều khiển đơn lẻ từng lộ đèn, tạo ra những hoạt cảnh thú vị và tiện ích trong cuộc sống. Hầu hết hệ thống chiếu sáng đều có kết hợp điều khiển ngữ cảnh, nếu không, điều khiển chiếu sáng sẽ không còn được coi là “thông minh” nữa.

Toàn bộ 5 hình thức điều khiển trên chỉ mới được gọi là 1 phần trong giải pháp chiếu sáng tự động, các thiết bị cần thiết cho giải pháp trên: Bộ trung tâm, công tắc thông minh, cảm biến chuyển động

6. Điều khiển cường độ ánh sáng đèn

Tăng hoặc giảm cường độ ánh sáng đèn là hình thức điều khiển được nhiều người dùng ưa chuộng. Việc có thể chủ động điều chỉnh cường độ ánh sáng đèn giúp người dùng có được ánh sáng linh hoạt phù hợp với sự kiện hoặc công việc tại từng thời điểm cụ thể. Ví dụ, bạn sử dụng một lộ đèn thả cho bàn ăn. Vào thời điểm ăn tối, bạn có thể tăng cường độ ánh sáng là 100% nhưng vào lúc đêm khuya, bạn lại có thể giảm cường độ ánh sáng tại khu vực bàn ăn chỉ còn 70% để phù hợp với một tách trà và một chiếc laptop làm việc đêm khuya.

Hoặc khi bạn tiếp khách thì đèn phòng khách độ sáng 100% , nhưng khi bạn mở ở chế độ xem phim thì đèn tự động giảm độ sáng chỉ còn 20%

7. Điều khiển nhiệt độ màu của đèn

Nhiệt độ màu là đại lượng đặc trưng của ánh sáng, cho biết ánh sáng phát ra có màu gì và thuộc ánh sáng ấm hay lạnh.

Đơn vị đo nhiệt độ màu là Kevin (viết tắt là K) Kelvin dao động trong khoảng 1000K – 10,000K tương ứng các gam màu từ ấm đến lạnh.

Dựa trên nhiệt độ màu, ánh sáng được phân thành 3 loại chính gồm: ánh sáng ấm, ánh sáng trung tính và ánh sáng lạnh.

  • Ánh sáng ấm: Là loại ánh sáng có mức nhiệt độ màu dao động trong khoảng 1000K đến thấp hơn 3500K. Ở khoảng đó, ánh sáng có thể mang màu đỏ nhạt, cam, vàng mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn và ấm áp cho không gian.

 

  • Ánh sáng trung tính: Là loại ánh sáng có mức nhiệt độ màu dao động trong khoảng 3500K đến thấp hơn 5300K. Màu ánh sáng ở khoảng này gần với ánh sáng tự nhiên nhất, tạo cho con người cảm giác dễ chịu và thoải mái.

 

  • Ánh sáng lạnh: Là loại ánh sáng có độ sáng lớn nhất, nằm trong khoảng nhiệt độ từ 5300K trở lên. Tuy nhiên trong điều kiện sử dụng bình thường người ta chỉ sử dụng các loại ánh sáng từ lớn hơn 5300K – 6700K, ánh sáng có nhiệt độ màu lớn hơn khoảng này sẽ gây chói mắt và gây hại cho thị lực.
  • Nhiệt độ màu của đèn led trong phòng khách

    Phòng khách là không gian rộng nhất trong ngôi nhà. Nhưng lại không cần ánh sáng thật rõ ràng nên có thể sử dụng cả hai loại ánh sáng là trắng ấm hoặc trung tính với nhiệt độ màu từ 3500K đến 4500K.

    Nhiệt độ màu của đèn phòng bếp

    Phòng bếp là phòng chuyên dụng để có thể nấu ăn cũng như ăn uống. Vậy nên để tốt nhất thì bạn nên lắp ánh sáng trung tính và trắng lạnh với dải nhiệt độ màu từ 4000K đến 6000K. Nếu sử dụng màu lạnh sẽ gây ra những sự nhầm lẫn khi nấu ăn và dẫn đến món ăn không được như ý muốn. Ví dụ như món chiên rán có màu vàng nên dễ nhầm nếu sử dụng ánh sáng ấm.

  • Nhiệt độ màu của đèn phòng ngủ

    Trong không gian của phòng ngủ chúng ta nên dùng ánh sáng vàng hay ánh sáng ấm với nhiệt độ màu thấp từ 2000K đến 3000K. Với màu ánh sáng ấm sẽ giúp phòng có cảm giác ấm áp hơn. Lý do nên sử dụng màu ấm là bởi màu lạnh thường tạo ra cảm giác lạnh nhạt, thiếu ấm cúng. Tuy nhiên đối với những căn nhà tại khí hậu nóng quanh năm thì nên lựa chọn màu lạnh để tạo sự mát mẻ

Quy trình để kiểm soát nhiệt độ màu, độ sáng của đèn cần có các loại bóng đèn chuyên dụng hoặc bóng đèn thông minh, Thực tế là không có quy định cứng nhắc nào về việc ánh sáng phải được điều khiển như thế nào. Tất cả đều phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng miễn là họ cảm thấy thoải mái trong ngôi nhà của mình.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan